trò chơi âm nhạc

Dưới đây là 10 trò chơi âm nhạc phù hợp với các bé ở độ tuổi mẫu giáo, Gomsocialinvestmentreport.com mời phụ huynh và các em tham khảo!

Định nghĩa âm nhạc và cảm thụ âm nhạc ở trẻ

  • Định nghĩa âm nhạc: âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm hoặc cảm xúc của con người. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc chính là nơi các bé được tự tin thể hiện năng khiếu hay cá tính, hoàn thiện trí tuệ, khả năng thẩm mỹ,…
  • Cảm thụ âm nhạc ở trẻ: cảm thụ âm nhạc ở trẻ em là việc giúp bé tiếp cận với âm nhạc thông qua các hoạt động khác nhau như: kể chuyện, tổ chức trò chơi có liên quan đến âm nhạc,… 

Lợi ích của các trò chơi âm nhạc mầm non đối với trẻ

  • Kích thích khả năng ngôn ngữ 
  • Nâng cao kỹ năng vận động 
  • Giúp bé tự tin để thể hiện bản thân và kỹ năng giao tiếp

10 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non

Trò chơi Nghe giai điệu đoán tên bài hát

  • Chuẩn bị: danh sách các bài hát cho trẻ mầm non, xắc xô hoặc bất cứ nhạc cụ nào khác như: trống, kèn,… 
  • Tác dụng: giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, thính giác nhanh nhạy hơn.
  • Luật chơi: Nghe một đoạn ngắn về giai điệu bài hát và trả lời. Nếu bé trả lời đúng sẽ được quà, trả lời sai phải nhường cơ hội cho bạn khác (hoặc chịu một hình phạt).

Lưu ý: Nhạc trò chơi âm nhạc phải phù hợp với lứa tuổi của bé.

cho troi am nhac
Trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”

Trò chơi Tiếng hát ở đâu

  • Chuẩn bị: khăn bịt mắt, một không gian thật rộng rãi
  • Tác dụng: phát triển thính giác, khả năng tập trung
  • Cách chơi: các bạn nhỏ xếp vòng tròn đứng xung quanh một người bịt mắt. Một (hoặc hai) người hát trước. Người bịt mắt có nhiệm vụ đoán tên người hát và tên bài hát. Trả lời đúng sẽ được tháo bịt mắt để vào vòng tròn (người bị đoán trúng sẽ phải bịt mắt). Trả lời sai phải bịt mắt để tiếp tục trò chơi.
tro choi am nhac mam non
Trò chơi “tiếng hát ở đâu”

Trò chơi Ai tai tinh

  • Chuẩn bị: các dụng cụ tạo ra âm thanh như kèn, xắc xô, trống, mõ,…
  • Tác dụng: phản xạ, tăng khả năng thính giác 
  • Cách chơi: ba mẹ giới thiệu cho trẻ âm thanh các loại dụng cụ. Sau đó, bé phải ngoảnh đi chỗ khác, ba mẹ gõ một trong những loại nhạc cụ và để bé đoán xem đó là dụng cụ gì. Trả lời đúng sẽ được phần thưởng, trả lời sai bị chịu phạt như nhảy lò cò, búng trán,…

Trò chơi Hóa đá (nhảy theo nhạc)

  • Tác dụng: phát triển thính giác và khả năng phản xạ 
  • Cách chơi: người lớn và các bé nhảy theo nhạc, khi nhạc dừng thì phải dừng, nhạc phát thì nhảy tiếp. Nếu nhạc dừng mà có người nhảy thì người đó phải chịu phạt.

Trò chơi Nhảy theo nhạc và tranh ghế

  • Chuẩn bị: Ghế (tùy theo số lượng người tham gia, số ghế sẽ ít hơn số người 1 cái)
  • Tác dụng: Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh 
  • Cách chơi: Ba mẹ sắp xếp ghế thành một vòng tròn. Mọi người vỗ tay theo nhạc và đi thành vòng tròn xung quanh ghế. Khi nhạc dừng, người chơi sẽ phải tìm ghế để ngồi, ai không tìm được thì bị loại. Trò chơi lặp đi lặp lại cho đến khi tìm được người chiến thắng cuối cùng.
tro choi ve am nhac
Trò chơi Nhảy theo nhạc và tranh ghế

Trò chơi Hát đúng từ trong bài hát

  • Tác dụng: rèn khả năng ghi nhớ và phản xạ.
  • Luật chơi: trong thời gian quy định, bé phải hát đúng câu hát có từ đã chọn trước. Ví dụ: từ “con gà”, bé phải hát bài hát có sự xuất hiện của từ “con gà” “con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi…”

Trò chơi Hát theo hình vẽ

  • Chuẩn bị: tranh vẽ nội dung các bài hát.
  • Tác dụng: tăng cường khả năng ghi nhớ và phản xạ.
  • Cách chơi: bé bốc thăm một bức tranh bất kỳ, sau đó dựa và nội dung bức tranh để đoán tên bài hát. Nếu bé không đoán ra được, ba mẹ hãy gợi ý hoặc hát một đoạn để giúp bé nhớ ra nhé!

Trò chơi Nhảy với giấy

  • Chuẩn bị: 1 hộp khăn giấy
  • Tác dụng: rèn khả năng giữ thăng bằng, sự linh hoạt của cơ thể.
  • Cách chơi: phát cho mỗi bé 1 tờ khăn giấy và đặt lên đầu. Khi nhạc phát, các bé sẽ bắt đầu di chuyển về đích sao cho tờ khăn giấy không rơi xuống. Người về đích nhanh và không làm rơi khăn giấy trong suốt quãng đường đi là người thắng cuộc.

Trò chơi Động vật nhảy múa

  • Tác dụng: tăng khả năng sáng tạo và khả năng vận động
  • Cách chơi: phụ huynh đọc bài thơ hoặc hát những câu hát có tên của các con vật, đồng thời bé sẽ phải làm động tác của những con vật đó. Ví dụ: “Kìa con bướm vàng…” lúc này bé sẽ giang 2 tay minh họa hình ảnh chú bướm bay,…

Trò chơi Chiếc hộp bí mật

  • Chuẩn bị:  4 chiếc hộp có các màu khác nhau như: màu đỏ, xanh, vàng, tím 
  • Cách chơi: bé lựa chọn một chiếc hộp, ba mẹ sẽ giúp bé mở và lấy hình ảnh trong chiếc hộp ra ( mỗi hình ảnh sẽ tương ứng với mỗi bài hát). Ví dụ: hình con chuột thì bé sẽ hát bài “có con chuột nhắt, nó chạy lăng xăng,…”

Trên đây là một số trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay nhất mà muốn gửi đến ba mẹ và các bé. Hi vọng rằng thông qua các trò chơi vô cùng bổ ích này, các bé sẽ vừa được làm quen với âm nhạc, vừa luyện tập khả năng cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất.